Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Câu chuyện Cao Nguyên

Trên chuyến xe đưa chúng tôi từ Yên Bái vào vùng đất Mù Cang Chải, một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh này, người ngồi cùng với hàng hóa, chen chúc, chật chội. Cánh cửa xe vẫn không ngừng mở để đón thêm những hành khách lạ. Đó là những cụ già, trẻ em, học sinh đi học xa nhà. Những người ngồi trên xe ai cũng vui vẻ tươi cười, nụ cười của sự sẻ chia vì đó là chuyến xe cuối cùng của những ngày mưa lũ.
Nếu có thể gom hết nước trên hành tinh này thành một cơn mưa, những ngày ở đây gần như điều đó đã có thể xảy ra. Chưa từng thấy cơn mưa nào to như vậy, kéo theo đó là sạt lở, tắt đường, đất đá có thể đổ ầm xuống trước mắt bạn bất cứ lúc nào... những khó khăn mà trước giờ chúng tôi chỉ được biết qua sóng truyền hình, giờ đây diễn ra ngay trước mắt đã giúp chúng tôi hiểu hơn một phần nào sự vất vả của người dân, về sự gắn bó của họ trên mảnh đất này. Nơi họ sinh sống, lớn lên có tên gọi thân thương Tây Bắc.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 3.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 4.
Khi đến vùng đất này, chắc chắn một điều bạn sẽ rất khó tránh khỏi sự thu hút của những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, được ca ngợi là đỉnh cao của vẻ đẹp, kết tinh từ văn hóa và lao động của con người Việt Nam. Không những mang lại cuộc sống no ấm cho người dân mà còn gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông, Dao, La Chí, Nùng... trên các địa danh Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì và Sa Pa.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 5.
Nếu nói nghề nông là nghề vất vả, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì nghề nông của những người dân ở vùng cao Tây Bắc còn vất vả hơn rất nhiều lần.
Không giống như cách trồng lúa ở đồng bằng, việc khó khăn nhất là dẫn nước, giữ nước trên cao, chia đều ra cho từng thửa ruộng. Để các bờ ruộng được vững  và giữ được nước. Họ phải dùng tay đắp đất thành từng bờ  như cách người ta làm đồ gốm. Rồi dùng sức nén chặt lại để khi nước vào đất liên kết lại mà không đổ vỡ.
Bao năm nay họ vẫn giữ cách canh tác truyền thống lấy sức người là chính, cả gia đình vây quần bên thửa ruộng, cùng vất vả, cùng cười vui bên thành quả lao động của mình tạo ra.
Cứ thế đời này sang đời khác, vượt qua những thử thách gian nan của tự nhiên, các thửa ruộng ngày càng xanh mướt như ngày hôm nay.


Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 7.
Chúng tôi bất chợt có một suy nghĩ, vất vả như thế, tại sao họ lại vẫn cứ bám trụ với làng bản, với ruộng nương.
Tình cờ chúng tôi được nghe được câu chuyện một anh chàng nọ, mỗi tháng đi làm ở thành phố trừ hết chi phí còn dư lại khoản tiền bằng 80 buổi bà lão ở nhà đi bán su su ngoài chợ. Ở mặt khác của câu chuyện đó: "Trong nhà người Mông, đứa trẻ con ăn cơm mà quỳ gối thì ngay lập tức bị nói: sau này lớn lên, mày cũng chỉ là kẻ làm thuê cho người khác" bao nhiêu đó đủ thấy được việc đi làm thuê ở thị thành với họ là một điều không lấy làm tốt đẹp.
Người giàu nghĩa là có cái ăn, cái mặc trên những mảnh ruộng bậc thang của mình. Đời sống với suy nghĩ đơn giản, không đố kỵ, so bì, miễn sao họ được no ấm, con cái hòa thuận là họ cảm thấy an lòng để tập trung cho việc ruộng nương canh tác.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 8.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 9.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 10.
Với suy nghĩ đơn giản đó, những đứa con lớn lên sớm tham gia phụ giúp gia đình, cuộc sống xoay quanh với thửa ruộng bậc thang mà cha ông để lại, không mải mai đến suy nghĩ bỏ bản, bỏ làng tìm kế sinh nhai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét